Giáo dục

Phương pháp giáo dục phát triển tình cảm kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non hiệu quả

single image

Phát triển tình cảm kỹ năng xã hội được xem là một trong những nhiệm vụ thiết yếu và quan trọng trong quá trình nuôi dạy trẻ. Khi thực hiện tốt những vấn đề này sẽ giúp trẻ nắm rõ các quy tắc ứng xử xã hội đồng thời ý thức tốt hơn về bản thân, từ đó phát triển một cách toàn diện.

Tìm hiểu khái niệm phát triển tình cảm kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non

Phát triển tình cảm kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non bao gồm hai vế cơ bản đó là “Phát triển tình cảm” và “Phát triển kỹ năng xã hội”. Cụ thể từng khái niệm như sau:

Phát triển tình cảm kỹ năng xã hội là một trong những chương trình giáo dục quan trọng trong độ tuổi mầm non

Phát triển tình cảm kỹ năng xã hội là một trong những chương trình giáo dục quan trọng trong độ tuổi mầm non

Phát triển tình cảm: Tình cảm chính là cảm xúc của con người đối với sự vật, sự việc và các hiện tượng xung quanh. Việc phát triển tình cảm cho trẻ mầm non sẽ giúp bé nhận thức được về bản thân, đồng thời quản lý cảm xúc, tình cảm một cách đúng đắn, tích cực, từ đó xây dựng các mối quan hệ bạn bè, xã hội tốt đẹp.

Phát triển kỹ năng xã hội: Kỹ năng xã hội ở đây chính là những quy tắc, hành vi ứng xử của trẻ trong đời sống hàng ngày cũng như trên lớp học. Việc nắm vững các kỹ năng xã hội sẽ giúp con hòa nhập tốt với cộng đồng, thúc đẩy bản thân phát triển một cách toàn diện.

Phương pháp phát triển tình cảm kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non hiệu quả

Phát triển tình cảm kỹ năng xã hội là một trong những khía cạnh vô cùng quan trọng trong quá trình dạy học cho trẻ mầm non. Dựa vào những nội dung này mà nhà trường cũng gia đình luôn tạo môi trường giáo dục đa chiều, từ đó giúp trẻ hoàn thiện, phát triển toàn diện cả về các kỹ năng xã hội và mặt tình cảm.

Để giáo dục phát triển tình cảm kỹ năng xã hội cho trẻ, các thầy cô giáo và phụ huynh cần nắm rõ những vấn đề cơ bản sau đây:

1. Kỹ năng tự phục vụ

Tự phục vụ được xem là một trong những kỹ năng vô cùng quan trọng mà bất kỳ đứa trẻ nào cũng cần phải học hỏi, rèn luyện. Nắm vững kỹ năng này giúp con trẻ tự lập, chủ động thực hiện mọi việc trong cuộc sống hàng ngày. Đồng thời từng bước hình thành nhân cách sống đúng đắn cho chính bản thân trẻ trong tương lai.

Nên tập cho trẻ thói quen tự xúc ăn để giúp con rèn luyện tính tự lập

Nên tập cho trẻ thói quen tự xúc ăn để giúp con rèn luyện tính tự lập

Một số kỹ năng tự phục vụ đối với trẻ trong độ tuổi mầm non cần nắm vững đó là: Tự tắm rửa, vệ sinh cá nhân; Tự ăn uống, dọn chén bát sau khi ăn; Tự gấp quần áo, sắp xếp giày dép gọn gàng, cất ba lô đúng nơi quy định; Tự mang giày dép, quần áo; Tự rửa tay, tự đi cầu thang, ngồi ghế…

2. Kỹ năng ứng xử

Trẻ mầm non cần được cha mẹ, thầy cô định hướng kỹ năng ứng xử để từ đó con biết cách giao tiếp, lắng nghe, truyền tải các thông điệp đến những người xung quanh một cách đúng đắn, hiệu quả nhất.

Trẻ nhỏ thường bắt chước theo những hành động, lời nói của người lớn xung quanh. Chính vì vậy chúng ta nên dạy trẻ các kỹ năng ứng xử cơ bản như: Biết chào hỏi, lễ phép với mọi người; Biết nhường nhịn, chia sẻ với bạn bè; Biết quan tâm giúp đỡ người khác, Cảm ơn khi được giúp đỡ, xin lỗi khi phạm sai lầm.

3. Kỹ năng bảo vệ bản thân

Hiện nay, trong xã hội tồn tại rất nhiều các mối nguy cơ đe dọa đến sự an toàn của con trẻ. Có nhiều trường hợp vì sự chủ quan của ba mẹ dẫn đến những hậu quả vô cùng đáng tiếc.

Dạy trẻ tuyệt đối không đi theo người lạ nhằm đảm bảo tính an toàn cho con

Dạy trẻ tuyệt đối không đi theo người lạ nhằm đảm bảo tính an toàn cho con

Chính vì vậy, ngoài sự chăm sóc, quản lý, giám sát của người lớn thì chúng ta nên dạy cho trẻ các kỹ năng tự bảo vệ bản thân cơ bản như: Không được nhận quà hoặc đi theo người lạ; Không chơi gần ban công các khu vực cao tầng; Không chơi gần ổ điện, khu vực nhà bếp, nơi có vật sắc nhọn; Không tự ý xuống bể bơi một mình…

Ngoài những kỹ năng cơ bản nêu trên, ba mẹ cũng nên hướng cho trẻ học thêm các kỹ năng công dân toàn cầu để giúp con phát triển một cách toàn diện.

Vai trò của việc phát triển tình cảm kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non

Trẻ trong độ tuổi mầm non là giai đoạn vàng để giáo dục, rèn luyện và phát triển tình cảm kỹ năng xã hội. Những hoạt động này mang ý nghĩa vô cùng quan trọng, to lớn đối với quá trình học tập cũng như phát triển toàn diện của trẻ, chẳng hạn như:

 

Trẻ mạnh dạn, nhanh nhẹn trong vui chơi, học tập sẽ giúp cho việc giao tiếp trở nên mạch lạc, trôi chảy và tự tin hơn.

Tạo nên các mối quan hệ bạn bè khăng khít, tốt đẹp, hợp tác hiệu quả hơn trong mọi công việc.

Trẻ có khả năng nhận biết, thể hiện tình cảm, cảm xúc đối với sự vật, sự việc, con người xung quanh.

Nắm được các kỹ năng sống cơ bản như biết quan tâm chia sẻ, tôn trọng người khác. 

Thực hiện tốt các quy định, quy tắc trong lớp học, nhà trường cũng như môi trường sống trong gia đình.

Phát triển tình cảm kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non là một trong những chương trình giáo dục quan trọng được nhà trường cũng như quý phụ huynh chú trọng nghiêm túc thực hiện. Tuy nhiên, để hiệu quả mang lại cao, thầy cô, phụ huynh cần thực hiện thường xuyên, mọi lúc mọi nơi, làm gương cho trẻ để con dễ dàng tiếp thu và học hỏi.

Tham khảo thêm: Cha mẹ có nên cho con học trường quốc tế?

 

You may like