Giáo dục

VAS chia sẻ kinh nghiệm giáo dục sớm cho trẻ dưới 3 tuổi

single image

Nhiều phụ huynh thường đợi tới khi con 3 tuổi mới bắt đầu giáo dục con hoặc để cho các giáo viên ở trường mầm non giáo dục con. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu của các trường mẫu giáo quốc tế tại tphcm thì việc giáo dục sớm cho trẻ dưới 3 tuổi là rất cần thiết giúp trẻ phát triển tài năng tốt hơn.

1. Giáo dục sớm là gì?

Trước tiên, các trường mẫu giáo quốc tế tại tphcm muốn phụ huynh hiểu được về phương pháp giáo dục con trẻ sớm là gì. Đây là phương thức giáo dục giúp trẻ có sự phát triển của trẻ về cả thể chất lẫn tinh thần. Không chỉ vậy, phương pháp giáo dục sớm còn giúp khơi dậy, phát huy những tiềm năng sẵn có trong trẻ và tạo tiền đề vững chắc cho tương lai về sau của trẻ. Giáo dục sớm diễn ra từ khi trẻ còn trong bào thai cho đến khi trẻ được 6 tuổi. Trong đó, giai đoạn từ 0 đến 3 tuổi là giai đoạn hoàn thiện và phát triển nhanh nhất của não bộ.

Khi nói tới giáo dục sớm nhiều cha mẹ thường nghĩ tới việc sẽ dạy con những kiến thức liên quan tới việc học tập sau này của trẻ như dạy trẻ tập đếm, nhận diện màu sắc… khi con vừa mới biết đi, biết nói. Điều này là hoàn toàn sai. Giáo dục sớm cho trẻ thực chất là khuyến khích trẻ tự khám phá thế giới xung quanh bé, trực tiếp tiếp xúc với những vật thể tự nhiên xung quanh bé. Qua đó thể hiện chính bản thân trẻ, dẫn đến sự vận động của đại não và tạo ra hàng loạt các hoạt động tư duy.

VAS- trường mẫu giáo quốc tế tại tphcm đầu tiên khuyên phụ huynh giáo dục trẻ dưới 3 tuổi

Việc áp dụng phương pháp giáo dục sớm cho trẻ một cách khoa học, không những giúp accs bé phát triển bình thường, thúc đẩy sự phát triển của não bộ, nâng cao năng lực trí tuệ của trẻ, mà còn là biện pháp giúp khai thác tiềm năng để trẻ có thế giới nội tâm phong phú hơn.

2. Lợi ích và phương pháp giáo dục sớm cho trẻ

Các trường mẫu giáo quốc tế tại tphcm nhận thấy rằng những trẻ được giáo dục sớm sẽ có những thay đổi rõ rệt mà cha mẹ có thể nhận thấy được đó là sự thay đổi trong cách trẻ ứng xử với môi trường xung quanh. Trẻ được giáo dục sớm sẽ trở lên tự tin hơn mỗi khi tiếp xúc với môi trường mới, linh hoạt  hơn, không còn e dè, nhút nhát, biết bộc lộ cảm xúc một cách rõ ràng và bộc lộ sự thích thú của bản thân ở một số lĩnh vực nhất định.

Để có thể giáo dục sớm cho trẻ một cách an toàn và hiệu quả nhất thì cha mẹ hãy luôn bên cạnh và chơi cùng trẻ ở bất cứ khi nào. Bởi môi trường xung quanh luôn tiềm ẩn những nguy hiểm với trẻ khi mà trẻ chưa biết gì về môi trường quanh bé. Bạn hãy khuyến khích trẻ khám phá mọi thứ xung quanh, đừng là mắng trẻ khi trẻ nghịch đất cát làm người trở lên lấm lem hay khi trẻ lỡ làm rơi vỡ đồ vật trong nhà. Trẻ đang ở độ tuổi muốn tìm hiểu những thứ xung quanh trẻ, vì thế bạn hãy để trẻ được tự do làm điều trẻ muốn và cha mẹ hãy định hướng cách chơi hiệu quả cho trẻ. 

>>> xem thêm: Có nên cho con theo học chương trình quốc tế cambridge?

3. Nguyên tắc của giáo dục sớm

Đối với nhiều cha mẹ khi đã tìm hiểu về cách giáo dục trẻ thì chắc hẳn bạn không còn xa lạ với khái niệm chơi mà học dành cho trẻ. Đối với trẻ nhỏ việc khám phá thế giới dưới hình thức các trò chơi sẽ giúp trẻ khám phá được những tiềm năng chưa từng thấy của mình. Cha mẹ hãy khuyến khích con chơi một cách có định hướng.

Để giáo dục sớm có hiệu quả, đầu tiên các trường mẫu giáo quốc tế tại tphcm khuyên cha mẹ cần làm phong phú những cảm nhận của trẻ về cuộc sống trong phạm vi tâm lý của trẻ, để trẻ có trải nghiệm phong phú, đầy đủ. Trẻ dưới 3 tuổi nhận thức về thế giới còn kém, nên nhiều cha mẹ thường lo sợ con ra ngoài sẽ gặp nguy hiểm nên thường chỉ muốn cho con ở nhà. Điều này vô tình khiến sức đề kháng của trẻ trở lên thấp đi mỗi khi tiếp xúc với môi trường mới. Do trẻ không thường xuyên ra ngoài nên cơ thể không sản sinh sức đề kháng bảo vệ cơ thể trẻ với môi trường và các vi khuẩn gây bệnh bên ngoài.

Nếu trẻ cứ mãi bị bệnh như vậy sẽ làm giảm đi tính ưa thích khám phá của trẻ, trẻ cũng không có hứng thú để ra ngoài chơi nữa. Cha mẹ hãy luôn tạo điều kiện cho con ra ngoài và bên con khi con khám phá thế giới bên ngoài như một người bạn để con tự học hỏi từ những thứ mà con chơi mà không bị gián đoạn. Bạn hãy chỉ can thiệp khi thấy trẻ có nguy cơ hành động gây hại cho trẻ.

Nguyên tắc giáo dục sớm cho trẻ sẽ dựa trên việc kích thích niềm đam mê của trẻ, tiến hành giáo dục không phân môn, không chú ý tới khó dễ, không yêu cầu trẻ phải hiểu và lý giải ngay từ đầu. Chú ý đến lòng ham muôn và tinh thàn đam mê khám phá của trẻ. Trẻ khi mới bắt đầu có thể sẽ làm chậm hơn bạn mong muốn. Nhưng cha mẹ cũng không được vì thế mà làm thay cho con luôn. Điều này sẽ rất dễ hình thành lên tư tưởng dựa dẫm trong trẻ và sự nản chí khi gặp khó khăn. 

trường mẫu giáo quốc tế tại tphcm đưa ra những nguyên tắc để giáo dục trẻ sớm

Các trò chơi, hoạt động để giáo dục sớm cho trẻ cần mang lại cho trẻ những cảm nhận về văn hóa, nghệ thuật, tránh cho trẻ tiếp xúc với những văn hóa phẩm thứ cấp, phi khoa học, mang lại kiến thức vô bổ cho trẻ…. Nhiều phụ huynh thường để trẻ chơi với các thiết bị điện tử như điện thoại, Ipad…. quá nhiều gây ảnh hưởng không tốt đến trẻ. Sự phát triển não bộ của trẻ sẽ bị ảnh hưởng nếu trẻ sử dụng các thiết bị điện tử này quá 2 giờ trên ngày. Trong giai đoạn trẻ dưới 3 tuổi nếu chúng ta để bất cứ điều gì làm tổn hại tới sự phát triển não bộ của trẻ thì sẽ gây ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ sau này. Hơn nữa trẻ sẽ học hỏi tốt hơn nếu tận mắt được chứng kiến và cảm nhận bằng các giác quan và trải nghiệm thực tế của mình hơn là qua màn hình.

Ngoài ra, các bậc phụ huynh có thể cùng con tạo ra các loại đồ chơi, khuyến khích bé có thêm những trải nghiệm mới giúp tăng tính sáng tạo đồng thời gắn kết tình cảm yêu thương hơn nữa. 

Trên đây là cách giúp cha mẹ giáo dục trẻ sớm tốt hơn của các trường mẫu giáo quốc tế tại tphcm giúp con phát triển tốt hơn ngay từ những giai đoạn đầu đời của trẻ. Bên cạnh những thông tin trên cha mẹ có thể tiếp tục tìm hiểu về những phương pháp giáo dục trẻ ở các giai đoạn tiếp theo của trẻ tại đường link dưới đây: https://www.vas.edu.vn/post/gieo-mam-dung-cach-va-cau-chuyen-chon-truong-mam-non-song-ngu

You may like