Tiếng Anh

Định hướng phương pháp dạy tiếng Anh cho người mất gốc?

single image

Việc học một ngôn ngữ khác ngoài tiếng mẹ đẻ như tiếng Anh chưa bao giờ được xem là dễ dàng. Đối với những người đã từng học tiếng Anh nhưng giờ đây lại mất gốc, một kế hoạch học tập đúng đắn để rút ngắn và tối ưu hóa thời gian ôn luyện là ưu tiên hàng đầu. Đây không chỉ là nhiệm vụ của người học, mà chính giáo viên sẽ đóng vai trò lớn trong việc đưa ra một phương pháp phù hợp với trình độ của người học. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp lại những phương pháp dạy tiếng Anh cho người mất gốc hiệu quả. 

 

Truyền đạt kiến thức ngắn gọn, dễ hiểu 

Khi dạy tiếng Anh cho người mất gốc, nên sử dụng những từ ngữ đơn giản, thông dụng

Khi dạy tiếng Anh cho người mất gốc, nên sử dụng những từ ngữ đơn giản, thông dụng  

 

Khác với những người học giỏi hay tiếp thu nhanh, giáo viên cần diễn đạt câu chữ một cách từ tốn, chậm rãi tới người mất gốc. Ở Việt Nam, khi nhiều người học tiếng Anh vẫn mang tâm lý ngại ngùng và thụ động, thì người dạy sẽ phải chủ động hỏi lại học viên của mình đã hiểu và nắm vững kiến thức hay chưa. Nếu câu trả lời là rồi, hãy duy trì phương pháp giảng bài ấy và nâng cao dần khối kiến thức. Nhưng nếu câu trả lời là chưa, giáo viên cần xem xét, thay đổi cách truyền đạt khác sao cho học viên dễ hiểu nhất. 

 

Học cách quan sát và đọc vị được cử chỉ của người học, hoặc hỏi trực tiếp xem họ đã hiểu bài chưa. Một số trò chơi học tập sau khi kết thúc bài giảng vừa giúp học viên ôn lại bài, nhớ lâu, lại vừa tạo không khí vui nhộn cho lớp học.  

 

Đơn giản hóa mọi thứ 

Một trong những sai lầm mà giáo viên dạy tiếng Anh cho người mất gốc thường mắc phải chính là sử dụng quá nhiều từ tiếng Anh cao siêu để đưa ra lời khen ngợi, nhận xét hay giải thích. Thay vào đó, người dạy nên sử dụng các mẫu câu, từ ngữ đơn giản thông dụng như: “Ok”, “Well done!”, “Very nice of you to say so”, … Hoặc khi giải thích ngữ pháp hoặc từ vựng mới, người dạy hãy cố gắng liên hệ với những ví dụ càng gần thực tế càng tốt. Bên cạnh đó, giáo viên cũng nên sử dụng ngôn ngữ hình thể và cử chỉ khuôn mặt để hỗ trợ việc dạy học. Việc này nhằm mục đích đơn giản hóa việc ghi nhớ và giúp người học nắm rõ về bài giảng. 

 

Dành nhiều thời gian ôn tập với người học

Ngoài giờ lên lớp, bạn có thể sắp xếp thời gian để luyện tập cùng học viên. Vì là giai đoạn đầu của quá trình, người học chắc chắn sẽ gặp khó khăn khi trong việc ôn luyện, nhất là với những kỹ năng khó là Nói và Viết. Khi có người thực hành cùng, người học khi mắc các lỗi sai sẽ dễ dàng được chỉ ra và chỉnh sửa, từ đó tăng hiệu quả học tập lên rất nhiều.  

Người học sẽ có thêm động lực học nếu có người thực hành với mình mỗi ngày

Người học sẽ có thêm động lực học nếu có người thực hành với mình mỗi ngày

Xem thêm >>> Học tiếng Anh cho người mất gốc

Sử dụng hình ảnh để minh họa cho bài giảng

 

Khoa học đã chứng minh rằng thị giác có tác động vô cùng mạnh mẽ tới não bộ và khả năng ghi nhớ của con người. Thế nên, hãy sử dụng hình ảnh trong bài giảng để kiến thức trở nên sinh động, cụ thể và dễ nhớ hơn. Giáo viên có thể tận dụng tranh, ảnh tự vẽ, mô hình, video,… hoặc kết hợp giữa phương pháp dạy truyền thống và các phần mềm, công cụ hỗ trợ giảng dạy thông minh như Powerpoint, bảng điện tử. Điểm cộng của những ứng dụng này chính là khả năng cung cấp đa dạng hình ảnh, video, âm thanh nhiều chủ đề, lại còn giúp tiết kiệm thời gian và công sức chuẩn bị bài giảng.  

 

Tích cực khen ngợi, khuyến khích người học 

Giáo viên hãy tập thói quen luôn đưa ra những góp ý tích cực, những lời khen kịp thời và xứng đáng tới học viên. Với những người bắt đầu học lại từ đầu, tâm lý yếu kém cộng thêm khối lượng kiến thức lớn sẽ dễ làm họ nản chí và chùn bước. Trong quá trình đó, người học sẽ thường xuyên mắc lỗi và đôi khi là những lỗi cơ bản. Là một người giáo viên tinh tế và khéo léo, hãy động viên và sửa sai lại cho họ, đồng thời hạn chế những lời chê bai và chỉ trích tiêu cực nhé.  

 

Việc làm của bạn cũng sẽ giúp người học tự tin hơn và rút ra được kinh nghiệm từ những sai lầm trước. Ngược lại, nếu giáo viên chỉ ra lỗi sai quá thẳng thắn, không tế nhị có thể khiến người học tổn thương và xấu hổ với những bạn cùng lớp. Việc này sẽ hình thành nên “vết sẹo tâm lý” dẫn đến việc chán ghét học tiếng Anh về sau. 

Giáo viên nên tích cực động viên, khen ngợi những nỗ lực cố gắng của học viên

Giáo viên nên tích cực động viên, khen ngợi những nỗ lực, cố gắng của học viên 

 

Dạy tiếng Anh cho người mất gốc là một quá trình dài hơi đòi hỏi rất nhiều sự kiên nhẫn, nhẫn nại của người thầy giáo. Qua bài viết trên, chúng tôi hy vọng rằng các bạn đã tìm ra phương pháp giảng dạy phù hợp với các học viên của mình. 

 

You may like