Có thể nói lộ trình học tiếng Anh cho người mất gốc là một đề tài muôn thuở với tất cả chúng ta từ sinh viên cho đến các anh chị đã đi làm. Tiếng Anh hay tiếng Việt chỉ là một loại công cụ, ta dùng càng nhiều thì ta càng dễ điều khiển và quen dần với nó.
Trong bài viết này, mình chia sẻ về lộ trình học tiếng Anh dành cho những bạn, anh chị đi làm đã từng học nhưng hiện nay bị mai một dần do không sử dụng nó thường xuyên. Bên cạnh đó mình chia sẻ thêm về cách có thể giúp bạn học tiếng Anh, làm sao để đưa nó vào cuộc sống hằng ngày.
Nguyên nhân khiến bạn mất gốc tiếng Anh hết lần này đến lần khác
Hầu hết chúng ta, kể cả mình. Ngày từ đầu đã không có sự đầu tư nghiêm túc. Chúng ta chỉ học chỉ khi thi, chỉ học khi nhà trường hay công ty yêu cầu một loại bằng cấp nào đó. Và thông thường, ta chỉ học đến vừa đủ mức để nộp chứng chỉ ấy. Không hơn.
Một số khác thì mình đầu tư nửa mùa, học được 1 khoảng thời gian rồi lại thôi, rồi quy trình ấy cứ lặp lại nhiều lần, càng ngày khiến bạn càng chán hơn. Bạn tự nhủ rằng sự nghiệp tiếng Anh của mình đến đây là hết. Vì bạn học rồi cũng có dùng để làm gì đâu, học rồi vứt xó có xem đi xài ở chốn công ty hay nói chuyện với nàng Tây nào mà lị dùng đến tiếng Anh. Thế là bạn chuyển qua học tiếng Em để nói chuyện với cô ấy.
Phần chủ yếu là nội dung học quá chán, từ tài liệu học cho đến cách học, gần như mất tập chung và nản chỉ ngay khi nhìn vào một thứ chi chít chữ ấy. Thật khó để mà không buồn ngủ, muốn làm việc riêng vào lúc đó.
Không phải ai cũng đủ quyết tâm, kiên trì để học những thứ xa lạ với mình. Nhưng bạn yên tâm, mình sẽ chia sẻ cách bạn có thể bắt đầu tiếng Anh với cách học đơn giản nhất.
Mất gốc tiếng Anh thì nên bắt đầu từ đâu:
Học nghe cách phát âm trước đi
Giờ ạ, đây là một điểm yếu lớn nhất của chúng ta. Chúng ta phát âm sai sẽ kéo theo không nghe được từ vì não của bạn. Đã định nghĩ từ ấy theo cách phát âm riêng của bạn rồi, nếu phát âm đúng. Bạn không nghe được. Ngộ ghê. Hỏng mất phần nghe
Còn nữa phát âm sai, dĩ nhiên là bạn sẽ đọc sai. Hỏng phần nói luôn
Vậy là chỉ vì cách phát âm âm sai, bạn nói sai, nghe sai và hiểu sai.
Nghe là cách dễ nhất để bắt đầu lại việc học tiếng Anh của bạn. Bạn chỉ việc nghe, nghe và nghe những nội dung phù hợp với khả năng hiện tại của bạn thôi. Nên nhớ đừng chọn các nội dung từ các bài nghe luyện IELTS của British hay ILA gì gì đó. Nghe rồi thêm khủng bố tinh thần. Mục đích của bạn là cần tiếng Anh để giao tiếp hằng ngày thôi, mấy thứ cao siêu thì bỏ ,bỏ hết.
Bạn hãy vô trang spotlight english cách này là trang đọc nghe dành cho các bạn ở mức cơ bản, có phần script ở dưới. Đọc rất chậm và nội dung luôn mới. Người bản xứ luôn nhé, khỏi sợ nghe sai. Bạn vừa nghe đến khi hiểu rồi hãy tự nói nhỏ để xem giống không. Như vậy bạn rèn một lúc 2 kỹ năng nghe và phát âm cùng lúc.
Đừng nản khi chỉ nghe 10 lần, nghe đến khi nào mà người đọc đọc đến đâu, bạn hiểu nghĩa của từ ấy đến đó là bạn mới nên qua bài mới. Hay nói đúng hơn, đừng nhìn script mà vẫn hiểu rõ nội dung thì mới được qua bài mới. Nhàm chán” thật sự” là bạn đã nghe mùi rồi đấy. Để ý những chỗ bạn chưa nghe ra nhé.
Học từ vựng
Cách học từ vựng hiệu quả nhất là dùng chúng mỗi ngày. Vậy nên chỉ học những từng rất gần gũi về giao tiếp, cách hỏi thăm, đồ vật xung quanh bạn sống, chuyện hay báo về chủ đề mà bạn thích.
Đừng bắt đầu bằng kinh tế, lịch sử hay bất kỳ chủ đề nào bạn thấy khô khan.
Học thì phải học thành cụm từ. Từ “corner” thì phải học đầy đủ là “on the corner of” , lấy cái ví dụ ra mà học. Chính nhờ học mấy cái ví dụ đơn giản bạn học, ghi nhớ rồi cứ thấy trong cuộc sống trường hợp nào tương tự thì lôi ra dùng. Học về cái bát là bowl thì mẹ ơi, lấy cho con cái bowl với ạ. Cứ dùng cho mình. Học là phải hành như thế.
Học kiểu ấy, bạn sẽ chỉ biết đó gọi là cái bowl luôn, còn cái từ tiếng Việt bạn sẽ quên và không nhớ nó là gì nữa. Haha. Hãy bắt đầu học từ vựng như thế.
Đừng cố gắng nhớ, mỗi ngày ôn 3 lần vào các buổi sáng, trưa, chiều, tối. Giờ ạ. Bạn dùng là bạn đang ôn đấy bạn ạ, nhưng mà bạn ôn đến hơn 10 lần mỗi ngày. 24 ngày mỗi tháng và 365 ngày mỗi năm đấy. Và bạn ôn những từ vựng rất thực dụng.
Nếu như bạn lên một mức độ nhất định. Bạn sẽ thấy mình bị thiếu từ vựng lúc này thì bạn nên học thêm các cụm từ. Học thành cả cụm. Lúc này sự khó chịu trong khi nói và sự tự tin vì đã có những từ vựng đơn khiến bạn sẽ muốn dùng “cụm từ”.
Khi học cả cụm từ xong rồi, thì bạn hãy học cấu trúc để ghép nó thành một câu hoàn chỉnh. Lúc này cấu trúc với bạn nó như một người bạn hỗ trợ bạn thiệt sự. Chứ không còn là thứ gì đó khô khan hay nhàm chán nữa.
Quy tắc quan trọng nhất vẫn là “Cái gì học xong thì phải hành liền. Phải hành được nó vào cuộc sống. Không là vứt xó”.
Hết gan, hết ruột để chia sẻ về bài này, mong giúp bạn yêu lại từ đầu với tiếng Anh một cách thành công. Mong đây là cô gáy tiếng Anh cuối cùng của bạn. Nếu bạn đang có thắc mắc nên về trình độ tiếng Anh của mình hãy tham khảo lớp thi thử IELTS miễn phí này nhé.