Rất nhiều bé khi ra ngoài xã hội đều rất thiếu tự tin và khó hòa nhập với mọi người xung quanh và không biết tự mình làm gì. Đó là do ở nhà các bé được bao bọc quá kĩ bởi cha mẹ. nên các bé bị thiếu hụt kỹ năng sống. Vậy làm thế nào để rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ mầm non.
1. Dạy trẻ những kỹ năng cần thiết từ sớm
Khi trẻ em từ 2 tuổi trở đi đã dần nhận thức được mọi thứ xung quanh và đây cũng là giai đoạn quan trọng để cha mẹ áp dụng phương pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non hiệu quả nhất. Trẻ phải thành thục những kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi của bản thân, tự mình làm những việc bằng chính đôi tay của mình:
– Kỹ năng chăm sóc bản thân: Bé nên biết tự dọn dẹp đồ chơi, tự thay quần áo, tự đánh răng, tự đi, tự ăn…
– Kỹ năng giữ gìn vệ sinh: Bé nên biết đi vệ sinh đúng nơi, xả nước sau khi đi vệ sinh, cho quần áo bẩn vào máy giặt, bỏ rác đúng nơi quy định…
– Kỹ năng giúp đỡ người khác: là một trong những cách nuôi dạy trẻ 4 tuổi bố mẹ nên cho trẻ biết giúp đỡ người khác là một việc tốt và nên được thực hiện thường xuyên. Những công việc nhẹ, bé có thể giúp được như bật quạt, bật tivi (vị trí thấp), lấy chén ăn cơm, xách phụ đồ đạc, tưới cây…
>> Tìm hiểu thêm về phương pháp dạy kỹ năng sống mầm non cho trẻ tại đây
2. Dạy trẻ bằng tình yêu thương
Cuộc sống nhiều lúc mệt mỏi, bực tức, không kiềm chế được, nhhiều người hay trút cơn giận lên con. Có khi chỉ vì những nguyên nhân rất nhỏ bạn cũng nổi điên, vớ được dép, cái thước là bạn lại đánh vào mông con. Có khi đó là cơn nóng giận thức thời, cũng không còn nghĩ được gì, chỉ biết đánh con chỉ vì con phạm một lỗi nhỏ nào đó thôi. Những trận đòn, trận chửi mắng vô cớ cứ kéo dài có thể sẽ làm con của bạn sợ hãi khi đứng trước bạn.
Với không ít người, đánh mắng con trở thành một cách để thỏa mãn cơn tức giận, hay coi đó là cách để khẳng định quyền lực của mình với con cái hoặc cũng có thể do không biết cách kỷ luật theo hướng tích cực. Thậm chí có quan niệm cho rằng con sẽ chừa nếu bị những trận đòn đau.
Bạn nên nhớ, cần phải kiên nhẫn chỉ dạy bé từng việc một, khi thấy bé làm sai bạn không nên tức giận mà hãy chỉ lại bé cách làm từ đầu. Với mỗi ciệc làm đúng của bé, bạn cũng nên khen ngợi và khuyến khích bé.
3. Phân công công việc cho bé
Rất nhiều đứa trẻ thường rất ương bướng và phá phách mọi thứ xung quanh mà chúng ghét. Đó là do các bé chưa cảm thấy trân trọng giá trị của lao động, nên luôn luôn hành động theo ý thích của bản thân.Trong cuộc sống hiện đại, việc dạy con biết lao động và quý trọng thành quả lao động, dạy cho con ứng xử như thế nào với tiền bạc là việc rất quan trọng. Giáo dục con giá trị của lao động giúp con có tính tự lập, không lười biếng, không ỷ lại vào người khác và có thể thích ứng với nhiều hoàn cảnh khác nhau. Xây dựng kỹ năng sống cho trẻ mầm non về giá trị của đồng tiền và việc tiết kiệm sẽ giúp con tránh được những quan niệm sai lầm về tài chính, giúp con trở thành những người trưởng thành có trách nhiệm với các quyết định tài chính cũng như định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
Bạn nên phân công công việc cho bé hàng ngày cùng với các thành viên trong gia đình. Để giúp bé học cách sống có tổ chức trong gia đình. Đồng thời rèn luyện cho bé tính trách nhiệm với mỗi công việc mà bé được giao. Bạn cũng nên khen ngợi bé nếu bé hoàn thành tốt công việc của mình. Nhờ vậy bé sẽ cảm thấy rằng mình đang giúp ích cho mọi người trong gia đình.
4. Chuẩn bị hành trang sống cho trẻ tự tin ở môi trường mới
Bước vào lớp 1 được coi là một hành trình lý thú trong cuộc đời của trẻ. Tuy nhiên, không phải trẻ nào cũng cảm thấy tự tin để bước vào những hành trình như thế. Nếu không vượt qua được sự khủng hoảng về tâm lý sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập của trẻ. Chuyển môi trường học tập mới đồng nghĩa với việc trẻ phải làm quen với nhiều điều mới lạ, trẻ phải đối mặt và làm quen với những quy định mới, những mối quan hệ mới với thầy cô, bạn bè…Những điều này thường làm trẻ lo lắng, một số trẻ không được chuẩn bị tốt về kỹ năng và tâm lý dễ dẫn đến thái độ co cụm bản thân, không dám thể hiện mình trước mọi người.
Bạn có thể cho trẻ làm quen dần với điều này ngay từ khi còn học ở mầm non. Đối với nhiều trường mầm non truyền thống của Việt Nam, các bé thường được dạy phải nghe lời, ngoan ngoãn, và ít khi có các hoạt động chơi đùa, dã ngoại. Chính vì vậy mà các bé mới trở lên rụt rè hơn. Để chuẩn bị cho bé hành trang tốt nhất bước vào môi trường mới, bạn cũng có thể chọn cho bé học tập tại các trường mầm non quốc tế như VAS, các trường mầm non quốc tế thường chú trọng vào việc phát triển tư duy cho trẻ, phát triển tư duy năng động sáng tạo, rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ tốt hơn.
>>> Xem thêm: Các trường mẫu giáo quốc tế tại tphcm