Giáo dục

Những cách giúp mẹ dạy bé khi không nghe lời

single image

Độ tuổi Mầm non, bé đã biết nghe theo mẹ hơn nhiều. Vì vậy, nếu được dạy dỗ đúng đắn khoa học, bé sẽ trở nên ngoan và chịu vâng lời mẹ. Hãy tham khảo những cách dưới đây của VAS sẽ giúp bé vâng lời mẹ hơn!  

Không được mủi lòng với đôi mắt của bé 

Yêu thương chăm sóc khoa học là 1 trong các tiêu chuẩn tại VAS

Yêu thương chăm sóc khoa học là 1 trong các tiêu chuẩn tại VAS

Nếu mẹ mủi lòng trước đôi mắt ngấn nước, trong veo của bé, bé sẽ không hiểu rõ việc làm sai của mình và dễ dàng tái phạm lỗi vào các lần tiếp theo. Vì vậy các mẹ cần phải bình tĩnh nhé. Hãy dạy bé nhận thức ra lỗi lầm của mình, cho bé tự suy ngẫm 3 – 5 phút sau đó mới bế bé vào lòng và mẹ nhé. 

Sử dụng ánh mắt 

Ánh mắt nghiêm khắc cũng là một “vũ khí” hiệu quả. Khi bé có lỗi, mẹ nên nhìn trực diện vào mắt bé rồi từ từ phạt bé. Ánh mắt của mẹ sẽ khiến bé hiểu rõ tầm quan trọng của lời nói, bé sẽ chú ý và nghe hơn. 

Lời nói đi đôi với hành động 

Muốn thông điệp có thể lan tỏa một cách hiệu quả hơn nữa, mẹ cần phối hợp lời nói, cử chỉ và hành động.  Nếu mẹ muốn bé được ngon giấc thì mẹ có thể bảo “Đã quá giờ đi ngủ đấy con ơi” kèm theo hành động đưa bé trở lại phòng ngủ và tắt bóng đèn. Bé sẽ hiểu rằng đã là giờ đi ngủ thì không gì có thể ngăn cản được việc đó và sẽ thực hiện theo lời của mẹ. 

Hướng dẫn bé một số điều bé không hiểu 

VAS thường xuyên tổ chức các hoạt động dạy trẻ những điều mới mỗi ngày

VAS thường xuyên tổ chức các hoạt động dạy trẻ những điều mới mỗi ngày

Bé sẽ chưa thể nắm rõ được những điều được dạy nên phụ huynh cần chỉ dẫn thêm giúp bé. Ví dụ muốn bé thu dọn đồ chơi thì mẹ cần hướng dẫn chi tiết giúp bé cách làm thế nào và cất đồ chơi ở đâu. Khi nói với bé một câu mơ hồ kiểu “Con có thể bỏ đồ chơi đó”, mẹ nên là: “Con sẽ cất con búp bê màu xanh vào hộp này”, rồi nhẹ nhàng kể cho bé nghe để nhớ và tiếp tục thực hiện lần sau. 

Phụ huynh có thể yên tâm tuyệt đối khi các thầy cô ở VAS luôn tận tâm hướng dẫn chi tiết những kỹ năng, kiến thức mới. Hơn thế nữa, VAS áp dụng phương pháp giáo dục thực tế, kích thích sự nghe nhìn thông qua tương tác trực tiếp giúp trẻ luôn có tinh thần chủ động, muốn được khám phá, học tập mà không bị bó buộc. 

Không yêu cầu liên tục với bé 

Nhắc bé sắp xếp đồ chơi nhỏ nhẹ và không liên tục

Nhắc bé sắp xếp đồ chơi nhỏ nhẹ và không liên tục

Khi muốn bé thực hiện điều gì đấy, mẹ chỉ nên nói một hay hai lần, đừng lặp đi lặp lại nếu không bé sẽ tưởng lầm mình đang la mắng và sợ hãi nên sẽ có xu hướng rời bỏ mẹ hơn. 

Cần có thái độ dứt khoát 

Các bậc phụ huynh nên chú ý theo dõi và không được xem nhẹ mọi tình huống nhằm nhanh chóng giúp đỡ bé có thể phân biệt đúng – sai, tốt – xấu. Ví dụ như khi xem lại phim hoạt hình, gặp người có lời nói tục tĩu, mẹ cần giải thích ngay để bé hiểu không được dùng những lời đó bởi như vậy là không tốt. Hoặc khi đi chơi trên phố, khi bé lấy kẹo ra, mẹ nên nhắc bé vứt vỏ kẹo vào sọt rác. Khi bé làm không tốt, mẹ nên bày tỏ thái độ thẳng thắn bằng cách lắc đầu. Ngược lại, nếu bé nêu được ý kiến đúng hay làm tốt, mẹ nên gật đầu và không thể quên nở cười của bé đấy. 

Chỉ bảo không phải la mắng

Bé độ tuổi này vẫn chưa biết đúng sai. Khi ấy, nếu mẹ tức giận thì bé sẽ sợ hãi, trở nên cứng đầu và lì hơn nữa. Vì vậy, thay vì tức giận và la mắng thì mẹ nên hạ giọng giải thích điều bé vừa hành động là không đúng và nêu rõ với bé về thiệt hại do bé đã tạo ra. Dùng giọng nói chuyện, cử chỉ và hành động của mẹ để bé hiểu hơn phần nào sự việc, qua đó thấy ăn năn và hối cải. La mắng quát nạt là cách giáo dục con nguy hiểm nhất mẹ nên tránh. 

Khuyến khích bé bằng việc xem sách 

Cùng nhau đọc sách để rèn luyện tính điềm tĩnh cho trẻ nhỏ

Cùng nhau đọc sách để rèn luyện tính điềm tĩnh cho trẻ nhỏ

Phụ huynh hãy mua những cuốn sách có thể tăng cao khả năng nhận biết hành vi khi cho trẻ nghe và cùng xem với bé. Ở trường – VAS cũng rất chú trọng trong việc hướng dẫn trẻ đọc sách giúp rèn luyện kỹ năng điềm tĩnh và phát triển tư duy.  Điều này bước đầu sẽ xây dựng và phát triển khả năng phán đoán, quan sát, nhận định đúng sai của bé. 

Tạo nên tình huống để hỏi bé 

Khi chơi với bé, mẹ nên tự tạo những tình huống để hỏi bé thế nào là đúng hay sai như khi giả thành người đau ốm, bà cụ, phụ nữ mang thai để xem bé cảm thấy sao rồi giải thích cho bé hiểu phải nói gì. Để biết con đúng sai thì quan trọng nhất vẫn là cái gương từ phía bố mẹ bởi bé có xu hướng bắt chước các hành động của những người hay tiếp xúc với bé. 

Dạy bé tự mình phân biệt 

Dạy trẻ nghe lời thông qua phương pháp giáo dục tại VAS

Dạy trẻ nghe lời thông qua phương pháp giáo dục tại VAS

Giáo dục qua việc tự cảm nhận của bé mới thực sự có kết quả cao theo ý muốn. Vì vậy, khi hướng dẫn bé phân định đúng sai, bố mẹ nên lưu ý dạy bé biết tự quan sát và đối chiếu chính bản thân với người xung quanh, so sánh vật nọ với vật kia rồi từ đó đưa ra cảm nhận của mình ví dụ như tay sạch tay bẩn nếu tay sạch thì sẽ khoẻ mạnh không sợ ốm nhưng tay dơ sẽ khiến con dễ nhiễm các bệnh tật. 

Gắn liền với giai đoạn vàng này của trẻ em, dạy trẻ nghe lời ở độ tuổi mầm non cực kỳ cần thiết giúp các trẻ ngoan ngoãn và chuẩn bị cơ sở nền tảng cả thể lực lẫn trí tuệ để tự tin chuyển sang bậc học cao hơn nữa. 

>>> Xem thêm: Danh sách top 06 trường mầm non quốc tế uy tín chất lượng tại TPHCM

You may like