Những bà mẹ thông thái luôn biết cách chăm sóc đứa con của mình và hy sinh mọi thứ để con luôn ở trong điều kiện tốt nhất. Khi chọn một lộ trình học tiếng anh cho trẻ em thì hãy phân chia rõ ràng từng giai đoạn độ tuổi của con và không được phép mắc sai lầm dù là nhỏ nhất.
Đâu là độ tuổi thích hợp cho bé bắt đầu tiếp xúc với tiếng anh
Hiện nay khoa học vẫn chưa thể chứng minh được đâu là độ tuổi hợp lý nhất để bạn bắt đầu cho con tiếp xúc với một ngôn ngữ mới. Nếu cho bé tiếp xúc với tiếng anh quá sớm thì hậu quả có thể bé sẽ bập bẹ tiếng việt.
Theo những nghiên cứu cho thấy, chỉ những gia đình có một trong hai bố mẹ là người nước ngoài và người còn lại là người Việt, thì đứa trẻ mới có thể tiếp thu cả hai ngoại ngữ mà không bị loạn ngữ. Còn những gia đình thuần Việt thì không thể nào tạo ra một môi trường đa ngôn ngữ tự nhiên nên thường muốn ép các con nghe nhiều thứ tiếng sẽ gây ra sự thiếu hiệu quả.
Cân nhắc thật kỹ độ tuổi hợp lý để bé bắt đầu tiếp xúc với tiếng anh
Có một cách để các bé học ngôn ngữ thứ 2 hợp lý sẽ là chờ đến khi bé được 2 đến 4 tuổi. Đây là độ tuổi vàng khi bé đã thạo tiếng mẹ đẻ và bắt đầu làm quen với ngoại ngữ.
Lộ trình dạy tiếng anh cho con từ năm lên 4
Đây là giai đoạn nên cho con tiếp thu một cách thụ động. Mỗi ngày có thể chia nhỏ cho con nghe từ 30 phút đến 1 tiếng, việc này vừa có lợi cho trẻ nhỏ mà cũng lợi cho cả phụ huynh. Các bạn có thể lên Youtube search những channel về bài hát thiếu nhi hay người lớn từ nước ngoài. Các ông bố bà mẹ cũng có thể lặp đi lặp lại những từ mới để tạo vốn từ cho con.
>>>Xem thêm: học tiếng anh online miễn phí dành cho trẻ em và người lớn
Giai đoạn tiếp theo trước khi vào mẫu giáo
Đây là giai đoạn các con tò mò và thích thú với các hoạt động như đọc truyện hay viết, vẽ… Cần phải có một buổi kèm riêng cho con trong ngày và theo một topic nào đó để con làm quen mặt chữ, cảm nhận được cách phát âm cũng như ý thức về việc học hỏi.
Hãy để các bé tiếp xúc tiếng anh một cách thụ động và vui vẻ
Giai đoạn cắp sách đến trường
Đây là giai đoạn quan trọng cho việc học tiếng anh về sau cho con nên các bố mẹ cần quan tâm kỹ càng. Tới thời điểm này, các con đã có nhận thức về việc học nên bố mẹ nên chia ra làm hai giai đoạn học tiếng anh trong ngày là ở lớp và ở nhà.
Ở lớp các con sẽ đi học với giáo trình mà trường học đưa ra. Bố mẹ cần kiểm tra sát sao xem chất lượng những kiến thức các con được học cũng như kỹ năng của thầy cô giáo có đảm bảo đầy đủ chất lượng không.
Ở nhà thì bố mẹ có thể kiểm tra lại bài các con đã học trong ngày và nếu có đủ khả năng thì có thể mua thêm giáo trình theo đúng độ tuổi của các con. Không nên nhồi nhét nhiều quá vì đây vẫn là độ tuổi ăn, tuổi chơi, tuổi được thoải mái học tập không gò ép.
Phát triển nhận thức và tư duy trong 5 năm cấp 1
Đến khi con học lớp 2, việc thúc ép để con hiểu và tự giác trong việc ngồi vào bàn học là cần thiết. Mỗi ngày chỉ cần 15-20 phút cho từng kỹ năng và vẫn duy trì việc học thụ động như nghe mọi lúc mọi nơi ( lúc tắm hoặc lúc trẻ tập làm việc nhà…)
Giai đoạn từ lớp 3 đến hết cấp 1 thì lượng bài vở trên trường cũng khá nhiều rồi nên việc học tiếng anh sẽ nên tập trung vào việc kiểm tra xem kiến thức con học trong 1 ngày. Lúc này trình độ của con bạn ít nhất là phải đọc hiểu được truyện chữ, hỏi những câu cơ bản thì phải trả lời được và biết mô tả những sự vật sự việc đơn giản bằng tiếng anh.
Bố mẹ thông thái sẽ đầu tư để con đủ lông đủ cánh để tung bay trên bầu trời đầy cám dỗ
Thêm nữa là khi đến mùa hè các con được nghỉ, bố mẹ cũng có thể đưa con đến các lớp tiếng anh giao tiếp vừa học vừa chơi hoặc các trại hè cùng những giáo viên bản ngữ sẽ giúp con vừa dạn dĩ, vừa có khả năng giao tiếp và phản xạ thực tế hơn so với lý thuyết học trên trường.
Tạm kết
Như vậy bài viết đã giới thiệu sơ lược về quy trình học tiếng anh cho trẻ em từ khi sinh ra cho đến khi bé có đầy đủ nhận thức học tập và phát triển bản thân. Hy vọng bạn có thể tham khảo và áp dụng một cách hiệu quả cho bé thân yêu.