Giáo dục

Thay đổi đặc điểm tâm sinh lý tuổi dậy thì dễ mắc những hội chứng gì?

single image

Khi con cái bước vào giai đoạn dậy thì cũng là khoảng thời gian khiến ba mẹ nhức đầu với thay đổi đặc điểm tâm sinh lý tuổi dậy thì. Sự  thay đổi của nội tiết tố và nhận thức của một đứa trẻ thành người lớn. Do đó không thể tránh khỏi những rối loạn tâm lý. Vậy biểu hiện của các chứng rối loạn và ba mẹ phải làm như thế nào thì cùng đọc tiếp bài viết dưới nhé.

Nguyên nhân gây rối loạn tâm lý tuổi dậy thì

Nguyên nhân chính gây ra khủng hoảng tâm lý do sự phát triển nhanh của hormone sinh dục, trạng thái cảm xúc hình thành. Ở giai đoạn này nếu cha mẹ, thầy cô không hiểu rõ cảm xúc của trẻ tác động mạnh vào vấn đề tâm lý dễ khiến trẻ không cảm thấy được tôn trọng, dễ nảy sinh xung đột và dẫn đến rối loạn cảm xúc.

Ở giai đoạn chuyển giao này trẻ cực kỳ nhạy cảm với những lời chọc ghẹo của bạn bè hay sự kiểm soát của cha mẹ, nếu không được định hướng rõ ràng và giải tỏa dễ rơi vào tình trạng sốc và hoang mang, lâu dài sẽ thành mặc cảm tâm lý, rối loạn cảm xúc.

Rối loạn tâm lý tuổi dậy thì

>>> Xem thêm: Tìm hiểu tâm lý tuổi dậy thì giúp con phát triển thành công

Các vấn đề rối loạn tâm sinh lý tuổi dậy thì

Stress và trầm cảm

Tuổi dậy thì chịu áp lực từ học tập, gia đình, bạn bè,.. hay nhiều trẻ có suy nghĩ chán ghét bản thân vì những thay đổi khác biệt trên cơ thể, muốn thoát khỏi sự kiểm soát của ba mẹ, lâu ngày dẫn đến stress. Khi rơi vào trạng thái căng thẳng trẻ thấy mọi thứ đều chán nản, tẻ nhạt, mệt mỏi thường xuyên, không có động lực học tập dẫn đến kết quả giảm sút, sức khỏe không tốt.

Triệu chứng của trầm cảm như buồn bã, không quan tâm đến mọi thứ, cảm thấy bi quan, sống khép mình và ngại giao tiếp với bạn bè, gia đình. Nguy hiểm hơn trầm cảm có thể dẫn đến hành vi tự xác. Vì vậy cha mẹ không nên xem nhẹ các vấn đề tâm lý tuổi dậy thì.

Thay đổi cảm xúc thất thường

Rối loạn cảm xúc xảy ra khi có sự rối loạn não bộ như cảm xúc thay đổi nhanh chóng từ hưng phấn sang ức chế hoặc ngược lại, nhanh vui, nhanh buồn. Biểu hiện là chán ăn, mất ngủ, sút cân, hoạt động chậm chạp hay suy nghĩ tiêu cực.

Rối loạn ăn uống

Trẻ ở độ tuổi dậy thì đã quan tâm đến cái đẹp, vẻ ngoài của bản thân nên khi có những thay đổi dậy thì có thể mọc mụn, tăng cân,… Khiến trẻ bị ám ảnh hình thể, tìm mọi cách để giảm cân ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngoài ra, nhiều trẻ với cảm giác tò mò về các chất kích thích nên tập tành hút thuốc, uống bia thậm chí sử dụng ma túy như một điều chứng tỏ bản thân và không nghĩ đến hậu quả về sau.

Lời khuyên cho phụ huynh khi con bước vào giai đoạn dậy thì

  • Trò chuyện, tâm sự thường xuyên cùng con, để hiểu con đang nghĩ gì và mắc phải những thắc mắc nào để giải thích và có định hướng đúng đắn cho con.
  • Chia sẻ với con những kinh nghiệm của bản thân và những lo lắng, suy nghĩ của ba mẹ từng ở tuổi dậy thì để trẻ cảm thấy không cô độc và lo lắng.
  • Trang bị cho con những thông tin về giáo dục giới tính thông qua nói chuyện với bác sĩ tâm lý để nhận được thông tin hữu ích.
  • Khéo léo quan sát đến hành vi của con, khi thấy con trẻ có biểu hiện tâm lý không bình thường, phụ huynh nên đưa con gặp bác sĩ tâm lý càng sớm càng tốt.
  • Khuyến khích con tham gia hoạt động tâp thể, xã hội, thể dục thể thao vừa nâng cao sức khỏe vừa tạo niềm vui trong cuộc sống giảm bớt căng thẳng.
  • Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho con phát triển thể chất và não bộ.

Tâm sự và lắng nghe con trẻ nhiều hơn

Kết,

Ở giai đoạn thay đổi đặc điểm tâm sinh lý tuổi dậy thì, một đứa trẻ đang dần trở thành người lớn, các em rất nhạy cảm trước lời nói và hành động trêu chọc của bạn bè, người lớn. Lâu dài ảnh hưởng đến tâm lý. Do đó vai trò của người làm cha mẹ trong giai đoạn này là rất cần thiết, đồng hành và định hướng đúng đắn cho trẻ là cách giú trẻ phát triển tự tin, mạnh khỏe và tích cực.

You may like