Có rất nhiều doanh nghiệp lớn hiện nay đã thành lập công ty con để tăng thêm nguồn thu mỗi năm. Vậy nếu muốn thành lập công ty con ở Việt Nam thì cần biết những thông tin gì? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Trước tiên bạn cần hiểu về khái niệm công ty mẹ, công ty con. Sau đó, tìm hiểu những điều cần lưu ý khi thành lập công ty con để đảm bảo công ty có thể hoạt động được một cách tốt nhất nhé.
Công ty mẹ, công ty con là gì?
Có sáu điều cần lưu ý về khái niệm công ty mẹ, công ty con:
Thứ nhất, công ty mẹ và công ty con là 2 thực thể pháp lý độc lập, có sản nghiệp riêng, nghĩa là có pháp nhân kinh tế đầy đủ;
Thứ hai, công ty mẹ luôn có lợi ích về kinh tế nhất định liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty con;
Thứ ba, công ty mẹ có thể chi phối với các quyết định có liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty con thông qua một số hình thức như: Quyền bỏ phiếu chi phối đối với các quyết định mà công ty con đưa ra, có quyền bổ nhiệm và miễn nhiệm với HĐQT, ban lãnh đạo hoặc có quyền tham gia vào quản lý, điều hành của công ty con;
Thứ tư, vị trí giữa công ty mẹ và công ty con là trong mối quan hệ giữa hai công ty với nhau và mang tính tương đối. Có nghĩa là công ty con này cũng có thể làm công ty mẹ của một công ty khác.
Thứ năm, trách nhiệm của công ty mẹ đối với công ty con là trách nhiệm hữu hạn;
Thứ sáu, mô hình quan hệ này sẽ tạo cho cơ cấu tổ chức của các công ty trong nhóm có chiều sâu không hạn chế; nghĩa là sẽ có công ty mẹ, con công ty con, công ty cháu… Việc chuyển sang mô hình mẹ – con là hệ quả tất yếu, vì thực tế đang đặt ra vấn đề chuyển đổi cổ phần hóa các liên doanh, quá trình góp vốn với các doanh nghiệp khác.
Có thể nói, chuyển sang mô hình mẹ – con, doanh nghiệp sẽ có những chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh. Ví dụ như cơ chế cấp phát, giao nhận sẽ được chuyển sang đầu tư trên cơ sở hợp đồng kinh tế; chuyển hoạt động chi phối từ mệnh lệnh hành chính sang sở hữu vốn, công nghệ, thị trường…
Những điều cần lưu ý khi thành lập công ty con
Khi quyết định thành lập công ty con ở Việt Nam, hãy lưu ý một số vấn đề sau:
- Công ty mẹ và công ty con là 2 cá thể có tính pháp lý độc lập và có tư cách pháp nhân đầy đủ.
- Công ty mẹ có những lợi ích nhất định và có ảnh hưởng tới các hoạt động của công ty con. Trong khi đó, công ty con lại có bộ máy quản lý khác công ty mẹ.
- Việc thành lập công ty con hoàn toàn có thể giúp công ty mẹ giảm rủi ro trong quá trình thực hiện các dự án. Khi công ty mẹ có nhiều dự án thì công ty con sẽ được phân ra nhận dự án và công ty mẹ có thể giao toàn bộ quyền cho công ty con thực hiện.
Nếu bạn đang có ý định thành lập công ty con thì có lẽ đây là những thông tin hữu ích dành cho bạn. Chúc các doanh nghiệp sẽ thật thành công với chiến lược kinh doanh của mình!