Ngày nay, các bậc cha mẹ có xu hướng dạy con học tiếng Anh ngay từ khi còn nhỏ ngay trong chính ngôi nhà của mình, nhưng đây hoàn toàn không phải là một điều dễ dàng.
Các bậc cha mẹ cần phải có những phương pháp dạy tiếng Anh thật tốt và phù hợp để giúp con có được một nền tảng tiếng Anh vững chắc, hỗ trợ cho con học tiếng Anh hiệu quả trong tương lai. Một trong những phương pháp mà các bậc cha mẹ có thể áp dụng để dạy tiếng Anh cho con thật hiệu quả ngay tại nhà đó là khuyến khích cho trẻ nói và lắng nghe trẻ. Phương pháp này nghe thì có vẻ rất đơn giản, nhưng nếu không biết cách thì các bậc cha mẹ có thể vô tính khiến việc học tiếng Anh của trẻ không có kết quả tốt. Vậy làm sao để thực hiện tốt? Các bậc cha mẹ hãy theo dõi những bí quyết sau đây nhé!
1. Khuyến khích đúng cách
Để trẻ học ngôn ngữ một cách hiệu quả, trẻ phải được trao cơ hội tập nói, trẻ phải được khen ngợi để có động lực tiếp tục nói.
Cha mẹ đừng nên sửa sai hay mất kiến nhẫn với trẻ vì cho rằng trẻ phát âm không đúng, không nói được theo mình, không nhớ từ đã được dạy. Khả năng phát âm và ghi nhớ ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi rất hạn chế (thậm chí đến 3-4 tuổi vẫn đang tiếp tục hoàn thiện phát âm), do đó hoàn toàn không cần ép trẻ nhắc lại các từ cho đến khi đúng thì thôi.
Các bậc phụ huynh cũng không nên vội vàng đánh giá trẻ để rồi tự mình căng thẳng, quở mắng trẻ, làm lây sự căng thẳng sang trẻ. Dù khả năng của trẻ đến đâu, chỉ có giúp đỡ tích cực, động viên, yêu thương mới có ích cho trẻ nhất.
2. Đừng cực đoan với trẻ
Việc ép buộc và lên kế hoạch tương lai cho con để con thực hiện những ước mơ của bố mẹ là điều hoàn toàn không hợp lý, thể hiện sự ích kỷ và thiếu hiểu biết ở chính bố mẹ. Có thể nói là 100% nhà khoa học nghiên cứu về trẻ em hiện nay không ủng hộ phương pháp lên kế hoạch cho trẻ thực hiện mong muốn của cha mẹ mà không cân nhắc mong muốn của chính trẻ.
Tuy nhiên, việc yêu thương, chiều chuộng con, con muốn gì cùng cho, phải làm mọi việc để con vui cũng không hẳn là một điều đúng đắn. Các bậc cha mẹ cần áp dụng những lời động viên, yêu thương có hiểu biết cho con mình.
Để làm được điều này, trước hết cha mẹ cần hiểu rõ tâm lý của mình qua từng giai đoạn lứa tuổi. Các bậc phụ huynh có thể tìm hiểu thêm về tâm lý học để hiểu giai đoạn thơ ấu và mối quan hệ với cha mẹ thời gian này để lại ảnh hưởng to lớn như thế nào tới quãng đời về sau khi trẻ trưởng thành (bao gồm cả mặt nhận thức, hành vi, cảm xúc, suy nghĩ, hôn nhân, quan hệ với con cái và các mối quan hệ xã hội…). Những điều này hình thành và đi vào tiềm thức từ khi chúng ta còn bé. Nhiều đứa trẻ sinh ra trong gia đình đánh mắng, dọa nạt, ép buộc quá mức hoặc ngược lại là phớt lờ hoàn toàn sẽ gặp những rối loạn về mặt cảm xúc hoặc hành vi sau này.
3. Hãy khen nỗ lực của con
Muốn tạo thói quen cố gắng suốt đời ở trẻ, cha mẹ hãy khen con vì những nỗ lực của con chứ không phải vì con thông minh ( John Medina).
Nghiên cứu cho thấy có rất nhiều những trẻ luôn được khen là thông minh sẽ nhanh chóng bỏ cuộc, chấp nhận rằng thất bại là do mình không đủ thông minh, cũng như tin rằng mình chẳng thế làm thêm được gì để thay đổi tình thế. Lời động viên thích hợp nhất :”Chà! Việc đó thật là khó nhưng con đã cố gắng rất nhiều. Bố mẹ rất mừng!”
Kết: Vì các bậc cha mẹ là người tiếp xúc với trẻ nhiều nhất nên cũng là người thầy thích hợp nhất để giúp trẻ học tiếng Anh tốt. Việc dạy tiếng Anh cho trẻ em sẽ trở nên đơn giản nếu như các bậc cha mẹ có thể áp dụng giống như cách mà cách mà bạn dạy Tiếng Việt cho trẻ. Hãy nhớ rằng đây là ngôn ngữ giao tiếp chứ không phải một môn học nên hãy để trẻ tiếp xúc với nó thật tự nhiên, đơn giản, đừng ép buộc, thì việc học tiếng Anh của trẻ sẽ thành công hơn.
Ba mẹ cũng có thể tham khảo một số bí quyết dạy tiếng Anh cho trẻ hay và hiệu quả tại Hội đồng Anh.