Giáo dục

Chương trình giáo dục mầm non – Nâng cao kỹ năng giao tiếp cho trẻ

single image

Giúp trẻ xây dựng và rèn luyện kỹ năng giao tiếp không khó như nhiều người vẫn nghĩ. Việc dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non là rất cần thiết và quan trọng. Giáo viên và phụ huynh nên tập trung giúp con phát triển khả năng này ngay từ sớm. Điều này đồng nghĩa với việc các em đã có hành trang vững chắc đến trường. Chương trình giáo dục mầm non sẽ giúp bố mẹ tìm ra những cách nâng cao kỹ năng giao tiếp cho trẻ ngay ở lứa tuổi mầm non.

Tại sao cần phải dạy trẻ kỹ năng giao tiếp?

Chương trình giáo dục mầm non khuyến khích bố mẹ dạy trẻ kỹ năng giao tiếp

Chương trình giáo dục mầm non khuyến khích bố mẹ dạy trẻ kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp là khả năng giao tiếp, chia sẻ thông tin, lắng nghe, phản ứng, ứng xử, … giữa người nói và người nghe nhằm đạt được những mục tiêu nhất định. Giao tiếp không chỉ là nghe và nói, nó là một điểm cộng lớn trong cuộc sống. Giao tiếp là một kỹ năng cần thiết và đóng vai trò nền tảng và vai trò quan trọng đối với mỗi con người.

Ở trẻ mầm non, kỹ năng giao tiếp cần được phát triển và rèn luyện ngay từ khi còn nhỏ. Nếu con biết biết cách giao tiếp, thì sẽ biết cách lắng nghe và chuyển tải thông điệp đến người khác. Con cái biết bày tỏ mong muốn của mình với cha mẹ, gia đình, thầy cô và bạn bè. 

Nếu biết cách giao tiếp, trẻ sẽ dễ dàng kết bạn và quan hệ tốt với mọi người. Lúc này, trẻ cũng dần phát triển các kỹ năng khác như làm việc nhóm, tư duy phản biện. Khi được rèn luyện kỹ năng giao tiếp tốt, trẻ cũng tự tin hơn, nhìn nhận cuộc sống tốt hơn, …

Chương trình giáo dục mầm non cho rằng kỹ năng giao tiếp sẽ giúp cho trẻ phát huy những kỹ năng khác, đây là một chiếc chìa khoá mở ra cánh cổng bước vào cuộc sống cho trẻ. Đây cũng là một trong những nền tảng giúp trẻ hiểu thêm về các giá trị và hình thành kỹ năng trong cuộc sống. 

Làm sao để giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp?

Môi trường thân thiện và lành mạnh

Tạo cơ hội cho trẻ được tiếp xúc với môi trường giao tiếp tốt

Tạo cơ hội cho trẻ được tiếp xúc với môi trường giao tiếp tốt

Để trẻ giao tiếp tốt, nhà trường, giáo viên và đặc biệt là bố mẹ cần tạo ra một môi trường lành mạnh và năng động. Điều này có thể bắt đầu với việc người lớn dành nhiều thời gian hơn để nói chuyện với trẻ em. Trẻ được tiếp xúc với nhiều người hơn, nhiều bạn bè. Trẻ học được nhiều bài học bổ ích, được tham gia các hoạt động trò chơi, cuộc thi,… Do đó chương trình giáo dục mầm non luôn khuyến khích các trường mẫu giáo tạo ra nhiều hoạt động vui chơi bổ ích để trẻ có thể tự tin tham gia và phát huy khả năng của mình. 

Nếu có môi trường giao tiếp, trẻ sẽ cảm thấy vui vẻ, năng động, thích nói chuyện. Người lớn cần quan tâm và chú ý hơn đến cảm xúc của trẻ. Nếu thấy trẻ có biểu hiện nhút nhát, bình tĩnh, xấu hổ và ngại giao tiếp thì cũng nên xếp trẻ vào nhóm trẻ mạnh dạn để học cách tự tin, năng động.

Trò chuyện với trẻ nhiều hơn

Nói chuyện với trẻ nhiều hơn để giúp trẻ phát triển khả năng nói và tư duy. Có những bậc phụ huynh phó mặc con cái cho giáo viên, nhà trường. Khi con cái ở nhà, cha mẹ luôn bận rộn mà không nói chuyện với con nhiều. Do đó, Những đứa trẻ thường xuyên được bố mẹ và hỏi han những điều trong lớp, cuộc sống hằng ngày sẽ có trạng thái vui vẻ và năng động hơn.

>>> Tham khảo thêm: Chương trình mầm non tại trường quốc tế Việt Úc – VAS

Khuyến khích trẻ bày tỏ tư duy và cảm xúc

Không phải đứa trẻ nào cũng sẵn sàng chia sẻ mọi chuyện. Vì vậy, người lớn cần biết cách kích thích khả năng nói, suy nghĩ, bày tỏ cảm xúc và quan điểm của trẻ. Đơn giản nhất là trò chuyện nhiều hơn với trẻ, sử dụng các câu hỏi mở,… 

Hãy lắng nghe khi con nói ra những quan điểm và ý kiến của mình. Đây là một trong những cách giao tiếp hiệu quả nhất đối với trẻ nhỏ, thể hiện được sự tôn trọng khi nói chuyện với con sẽ giúp con dễ dàng bày tỏ ý nghĩ của bản thân hơn.

Tạo điều kiện cho trẻ tham gia làm việc nhóm

Chương trình giáo dục mầm non luôn đề cao các phương pháp giảng dạy tại các trường thông qua cách làm việc nhóm giữa thầy cô và học sinh hoặc giữa các em học sinh với nhau. Làm việc nhóm rất quan trọng không chỉ đối với người lớn, mà còn đối với trẻ em. Quá trình đào tạo kỹ năng giao tiếp là rất cần thiết đối với hoạt động này. Trẻ được giao lưu, tiếp xúc nhiều với bạn bè, mọi người sẽ cởi mở và hòa đồng. Nhờ đó, trẻ còn biết thêm nhiều kỹ năng khác như thuyết phục, đàm phán, để cùng nhau tìm ra cách giải quyết vấn đề,… 

Hoạt động ngoại khoá

Hoạt động ngoại khoá của trường quốc tế Việt Úc - VAS

Hoạt động ngoại khoá của trường quốc tế Việt Úc – VAS

Các trường mẫu giáo quốc tế hiện nay tại TPHCM luôn tạo ra nhiều chương trình ngoại khóa cho các em học sinh. Không chỉ thế mà bố mẹ cũng nên tìm hiểu và đăng ký cho con hoạt động cộng đồng một cách tích cực. Điều này sẽ giúp cho trẻ có thể thích nghi nhanh chóng thế giới bên ngoài. Hỗ trợ cho trẻ các kiến thức cần thiết trong cuộc sống mà nhà trường không thể truyền đạt được hết cho con. 

>>> Tham khảo: Học phí mầm non trường quốc tế Việt Úc (VAS)

 

Kết, 

Hy vọng với bài viết trên của chương trình giáo dục mầm non sẽ giúp cho bố mẹ có thêm kinh nghiệm trong việc giúp trẻ tự tin trong giao tiếp. Bố mẹ cũng chính là tấm gương tốt nhất để trẻ học theo trong giai đoạn này, do đó việc cư xử và giao tiếp hằng ngày của bố mẹ cũng là tác động chính đến trẻ. 

You may like