Trẻ em cũng như người lớn trải qua nhiều cung bậc cảm xúc. Trẻ cũng cảm thấy buồn chán, căng thẳng, lo âu, sợ sệt,… Do đó, việc quản lý cảm xúc rất cần thiết trong cuộc sống, con người sử dụng chúng trong công việc, đàm phán, xây dựng mối quan hệ,… Trong bài viết này mình sẽ chia sẻ với phụ huynh các kỹ năng sống cho trẻ tiểu học mà cụ thể là giúp trẻ kiểm soát cảm xúc của bản thân.
Quản lý cảm xúc là gì?
Cảm xúc là biểu cảm, phản ứng của con người trước các tác động bên ngoài. Đó là hành động của cơ thể diễn tả những gì đang xảy ra bên trong não bộ. Nếu não nhận diện được nguy hiểm, bạn sẽ lập tức phản ứng căng thẳng, sợ hãi. Nếu đó là tình huống vui vẻ bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc.
Quản lý cảm xúc cá nhân là việc kiểm soát hành vi, tâm trạng của bản thân. Mục đích của hành động này là tìm lại cân bằng trong tâm trạng. Giúp tinh thần luôn vui vẻ và hạnh phúc. Trong công việc và cuộc sống, quản trị cảm xúc duy trì và tạo dựng các mối quan hệ, giao tiếp với đồng nghiệp, khách hàng. Không bị ảnh hưởng bởi cảm xúc tiêu cực như vui buồn sai thời điểm. Ví dụ, nếu gặp chuyện buồn ta nên tìm các cách giải tỏa cảm xúc như nghe nhạc, ăn món yêu thích, tâm sự với bạn bè,… để cân bằng lại cảm xúc. Lúc đó được gọi là điều khiển tâm trạng hay quản lý cảm xúc.
>>> Xem thêm: Cẩm nang giáo dục kỹ năng sống tiểu học cho trẻ
Tại sao cần quản lý cảm xúc ở trẻ
Vai trò quản lý cảm xúc rất quan trọng với người lớn và trẻ con cũng vậy. Tuy nhiên, những đứa trẻ còn hồn nhiên vẫn chua biết cách kiểm soát cảm xúc của mình. Dạy trẻ từ sớm, để con biết xử lý tình huống trong các mối quan hệ. Hạn chế các cảm xúc tiêu cực trong hoàn cảnh không phù hợp. Giúp trẻ thích nghi với khó khăn dễ dàng hơn các trẻ khác.
Nếu trẻ không biết cách kiềm chế cảm xúc sẽ dẫn đến các hành động bộc phát gây ảnh hưởng đến những đứa trẻ khác hay gây mất thiện cảm với mọi người xung quanh. Lâu dần trở thành thói quen khó thay đổi và tâm lý dễ suy sụp trước khó khăn.
Các cách quản lý cảm xúc cho trẻ
Điều chỉnh hành vi cơ thể
Hành động là yếu tố cần kiểm soát đầu tiên. Bởi đây là biểu hiện bên ngoài và người khác có thể thấy được. Do đó cần kiểm soát hành vi và cân bằng tâm trạng của trẻ
- Dạy trẻ thả lỏng để cơ thể được xoa dịu rồi mới hành động
- Hít thở thật sâu, giảm căng thẳng, lo lắng
- Mở miệng cười khi căng thẳng, nụ cười sẽ đánh lừa cảm xúc của bộ não và giúp trẻ lấy lại bình tĩnh.
- Cử động cơ thể giúp quên đi cảm giác lo lắng và có thời gian cân bằng cảm xúc
Quản lý cảm xúc tiêu cực
Tâm trạng tiêu cực xảy đến khi trẻ bị so sánh với người khác. Cảm xúc này khiến nhiều trẻ tổn thương tâm lý. Do vậy, phụ huynh nên hướng dẫn trẻ quản lý cảm xúc tiêu cực từ sớm. Dưới đây là các cách hiệu quả như:
- Học cách chấp nhận với mọi hoàn cảnh hay vấn đề
- Không so sánh bản thân với người khác
- Dám thừa nhận lỗi và sửa sai
- Tư duy tích cực trong mọi vấn đề
- Không đổ lỗi cho người khác
Sử dụng ngôn ngữ khéo léo
Dạy trẻ ngưng than vãn khi gặp vấn đề khó khăn hay những từ ngữ nói ra cũng được chọn lựa. Bởi trong ngôn từ luôn hàm chứa cảm xúc. Trong một thoáng buồn nào đó, bất kỳ ai cũng sử dụng từ ngữ buồn trong giao tiếp. Sử dụng ngôn ngữ tiêu cực không chỉ ảnh hưởng tới người nghe mà bản thân trẻ cũng bị ảnh hưởng bởi chính lời nói đó. Do đó hãy dặn trẻ kiểm soát từ ngữ của mình.
Tự tin vào bản thân
Mất tự tin ảnh hưởng rất nhiều đến cảm xúc. Trẻ khi mất tự tin sẽ không tin tưởng vào việc mình làm, dễ có hành vi thiếu kiểm soát, lúc đó khó để trẻ kiềm chế cảm xúc. Để giúp trẻ tự tin hơn phụ huynh có thể tham khảo các phương pháp sau:
- Học cách nhìn vào người giao tiếp với mình
- Dám thách thức bản thân với những điều mới mẻ
- Dậy trẻ mình có thể làm được
- Hạn chế suy nghĩ và kiểm soát cảm xúc tiêu cực
Kết,
Với bài viết mình chia sẻ ở trên về kỹ năng sống cho trẻ tiểu học trong việc kiểm soát cảm xúc của bản thân. Hy vọng với các thông tin trong bài giúp cha mẹ hiểu được sự quan trọng và có phương pháp giúp trẻ quản lý cảm xúc của chính mình.