Giáo dục Ngoại Ngữ Khác

Làm thế nào để bé phát triển khả năng một cách toàn diện

single image

Mầm non là giai đoạn trẻ đang phát triển, dưới đây là những cách nuôi dạy trẻ khoa học của các trường mầm non quốc tế để giúp con đạt được những mốc phát triển toàn diện. 

Ba mẹ hãy cùng tìm hiểu những chia sẻ thú vị bên dưới của các trường mầm non nhé!

1. Giáo dục nên bắt đầu từ não phải của con

Não bộ của con người được chia thành hai phần: bán cầu não phải và bán cầu não trái. Phương pháp giáo dục truyền thống chủ yếu sử dụng não trái và có xu hướng khuyến khích sự cạnh tranh và đối đầu. Trong khi đó, phương pháp giáo dục não phải chú trọng vào việc nuôi dưỡng tâm hồn, tình yêu thương và việc sống hòa hợp với những người xung quanh.

Nếu sự phát triển của con không đạt được kì vọng của ba mẹ, thì có lẽ đó là vì ba mẹ đang quá chú trọng dạy con để nâng cao thành tích học tập và rèn luyện các năng khiếu, trong khi lại bỏ qua việc phát triển tâm hồn. Nghĩa là, cha mẹ và con đều nằm trong vòng ảnh hưởng của phương pháp giáo dục não trái vốn là phương pháp giáo dục đóng chặt tâm trí trẻ, dẫn đến khả năng ghi nhớ và lĩnh hội kiến thức của trẻ không được phát huy hiệu quả.

Một khi thầy cô và cha mẹ nhận ra tầm quan trọng của việc nuôi dưỡng tâm hồn, hơn là chú ý đến những thành tích học tập của con em mình, họ sẽ bắt đầu nhìn trẻ theo hướng tích cực. Họ bắt đầu có khả năng tin tưởng và yêu thương trẻ vô điều kiện. Kết quả là, trẻ bắt đầu thay đổi tốt dần lên nhanh chóng. Những trẻ từng có trí nhớ tệ bắt đầu cải thiện khả năng ghi nhớ tốt đến mức ngạc nhiên, bù đắp lại những khả năng bị chậm khác. Một trái tim rộng mở sẽ giúp trẻ phát triển nhanh chóng hơn. 

Cô Reiko Sawada, giáo viện lớp Bốn, cảm thấy rất lo lắng khi học sinh của cô vẫn không có chút tiến bộ nào. Cô quyết định thử áp dụng phương pháp giáo dục não phải vào lớp học của mình. Cô đã hết sức ngỡ ngàng và vui mừng khi mỗi ngày cô đều thấy rất nhiều kết quả tiến bộ tích cực ở các bé. Lớp học trở nên vui vẻ và mỗi học sinh đều bắt đầu thể hiện được những khả năng tuyệt vời của mình. Khi học tính toán phân số và số thập phân, một phần bắt buộc trong chương trình lớp Bốn, một số học sinh đã có thể hình dung được những hình ảnh().

Sau một tháng, tất cả các bé trong lớp của cô đều đã có thể phát triển được khả năng hình dung hình ảnh. Thậm chí cả những bé học chậm cũng cải thiện được các khả năng của mình nhanh chóng. Cô Sawada nói: “Nếu tất cả trẻ em ở Nhật Bản đều phát huy được khả năng hình dung hình ảnh, các bé có thể phát triển được những năng lực rất tốt. Dần dần, những giá trị lệch lạc hay chỉ số IQ sẽ trở thành những thước đo không cần thiết trong giáo dục”.

Lớp học vvui nhộn tại trường mầm non quận bình thạnh

2. Làm cho trẻ cảm nhận được tình yêu

Trong phương pháp giáo dục nào phải, điều quan trong là phải giúp bé nhận thức và hiểu về tình yêu thương. Trái tim của trẻ sẽ rung động mỗi khi bé được nghe kể một câu chuyện tràn ngập tình yêu thương. Những câu chuyện có tính nhân văn có thể làm thay đổi trái tim trẻ bởi từ bản tính tự nhiên, trẻ luôn mong muốn được yêu thương. Khi thấy cô kể cho các em nghe một câu chuyện tràn ngập tình yêu, các em cũng sẽ thay đổi. Khi bố mẹ trao tình yêu cho con, con cái cung sẽ thay đổi. Câu chuyện dưới đây là một trong những ví dụ về các câu chuyện mà chúng tôi kể cho các bé nghe tại Viện Giáo dục Shichida.

Hojo là một trấn ở Quận Tottori, nơi thuốc lá là cây trồng chính. Một năm nọ, giá lạnh đã giết chết hết tất cả các cây thuốc lá trong thị trấn. Hầu hết nông dân đều cam chịu số phận, trừ một người nông dân đã không bỏ cuộc: cô Hiroe Tanaka. Cô nói chuyện với từng cây thuốc lá trong cánh đồng ba mẫu: “Mi là cây thuốc lá số một ở Nhật Bản. Hãy nảy mầm đi và lớn thật nhanh. Hãy lớn thật nhanh và trở thành những cây thuốc lá thượng hang. Hãy trở thành cái cây lớn khỏe nhất ở Nhật Bản nhé”. Cô đã làm như vậy hàng ngày. Mặc dù cây trồng của các nông dân khác đều đã chết, những cây thuốc lá héo rũ ở cánh đồng của Tanaka bắt đầu cho ra các chồi phụ phát triển rất nhanh. Năm ấy, những cây thuốc lá của cô nhận được giải nhất tại chợ nông nghiệp cấp quận. Sau đó, những cây thuốc lá lại được xếp nhất tại chợ nông nghiệp cấp quốc gia.

Tại Viện Giáo dục Trẻ em Shichida, chúng tôi kể câu chuyện này cho các bé để cho thấy cây cối có thể hiểu được trái tim yêu thương của con người, chúng tôi nói với các bé rằng thậm chí những cái cây, khi nhận được những lời khen ngợi yêu thương, có thể phát huy được sức mạnh tự nhiên tuyệt vời để lớn lên. Chúng tôi giải thích rằng cũng giống như cây cối, các em đều có tiềm năng phát triển.

3. Tích cực kể cho trẻ nghe những câu chuyện về tình yêu thương

Khi dạy cấp một, tôi thấy việc kể những câu chuyện về “trái tim tràn đầy tình yêu thương” là rất quan trọng. Tôi nhận ra các em học sinh trong lớp luôn muốn thể hiện những gì mình có thể làm tốt nhất cho tôi thấy, hay lúc nào cũng muốn mình giỏi hơn các bạn khác. Vì thế, tôi bắt đầu nói chuyện về trái tim cho các em nghe. Tôi kể về nhiều chủ đề, gồm cả tầm quan trọng của việc đánh giá đúng về bản thân mình và không làm những điều khiến trái tim mình không còn trong sáng. Rồi các em bắt đầu thay đổi. 

Tôi bắt đầu nhận thấy sự độc lập, cách suy nghĩ chín chắn và việc trẻ muốn cố gắng chỉ thể hiện mặt tốt của mình cũng thay đổi. Các em đã biết chủ động quét dọn lớp học và sắp xếp đồ đạc. Khi chơi với các tấm thẻ, nếu lúc trước các bé từng lớn tiếng tranh giành thẻ với nhau, giờ các em đã biết thỏa hiệp. Các em không còn giấu nhau đáp án bài kiểm tra nữa. Tôi khuyên các em nên phối hợp với nhau khi không biết câu trả lời. Giờ thì các em không còn ganh đua mà đã hợp tác, đoàn kết được với nhau. Tôi tin các em đã lĩnh hội được sức mạnh tinh thần lớn manh khi làm việc theo nhóm và sức mạnh của tình bạn. Trước đây các em hay ganh ghét nhau nhưng giờ đây các em là những người bạn tuyệt vời. Tất cả những thay đổi nhanh chóng ấy là nhờ có việc luyện tập hình dung hình ảnh. Tuy nhiên, tôi cũng muốn chỉ ra rằng trong chuyện đó, những câu chuyện về trái tim là nguyên nhân chính khích lệ các em bắt đầu thay đổi.

Trẻ em có thể thay đổi khi các em nghe những câu chuyện về tình thương yêu. Các bé sẽ thay đổi thành những con người biết nghĩ tới người khác, biết cân nhắc chín chắn chứ không chỉ ích kỉ nghĩ cho bản thân mình. Các em sẽ trở thành những người có trái tim rộng mở, những người tích cực chủ động làm điều tốt chứ không phải chỉ vì muốn được khen khi làm những hành động đó.

Trường mầm non quận 3 giúp bé phát triển toàn diện

4. Sự kích thích tác động đến não trẻ như thế nào?

Khi cha mẹ thay đổi cách nhìn về con, con cũng sẽ thay đổi. Thông thường, cha mẹ thường nhìn con dưới những góc nhìn tiêu cực. Một là vì, cha mẹ đặt ra tiêu chuẩn để đánh giá con; hai là vì, cha mẹ so sánh con mình với các trẻ khác. Khi cha mẹ thay đổi cách nhìn nhận con mình từ tiêu cực sang tích cực, con sẽ cảm thấy thoải mái hơn và bắt đầu mở rộng trái tim mình. Kết quả là, trí óc của con sẽ phát triển. Và không lâu sau, con sẽ thay đổi và trở thành một đứa trẻ tuyệt vời.

Điều gì đã làm cho các trẻ này thay đổi? Thực ra, người thay đổi không phải là trẻ, mà chính do cách nhìn nhận của cha mẹ về con thay đổi, nên cách đổi xử của cha mẹ với con thay đổi theo. Chính sự thay đổi thái độ của bố mẹ đã tác động đến đứa trẻ. Bởi khi cha mẹ vẫn có những suy nghĩ tiêu cực về con, trái tim của trẻ sẽ cộng hưởng với những ý nghĩ tiêu cực của cha mẹ, và trẻ sẽ bị áp lực. Trẻ em xử lý những tình huống khó khăn này bằng bán cầu não trái, vốn là bán cầu não chịu trách nhiệm phản hồi khi não bộ hoạt động dưới áp lực. Đó là lý do tại sao khả năng học tập của trẻ bị suy giảm.

Mặt khác, nếu bố mẹ ghi nhận và khen ngợi những đức tính tốt của trẻ, cũng như trao vô vàn yêu thương cho con, trái tim của trẻ sẽ trở nên thư thái, thoải mái, não phải của con sẽ bắt đầu phát triển. Đây là thời điểm năng lực học tập của trẻ bắt đầu được cải thiện.

Trước đây, rất ít cha mẹ ý thức về việc “nuôi dưỡng tâm hồn cho trẻ”. Giáo dục truyền thống chú trọng vào thái độ của trẻ hơn vào cá tính và tâm hồn của trẻ. Cảm xúc của trẻ bị lờ đi khi bố mẹ trách phạt con. Những nguyên tắc kỷ luật còn khiến cách nhìn của bố mẹ về con nghiêm khắc hơn. Phương pháp rèn kỷ luật theo kiểu truyền thống này dạy trẻ tuân theo một quy tắc, phương thức nhất định để giúp trẻ hình thành thói quen tốt.

Nhưng phương pháp giáo dục này không còn phù hợp với thế giới ngày nay. Không giống thời đại trước đây, thời đại mới này đầy rẫy áp lực xung quanh trẻ nhỏ.

Trẻ em cũng bị cuốn vào vòng xoáy của những căng thẳng. Chính vì vậy, trẻ không muốn đi học hoặc bắt đầu bắt nạt bạn bè. Để giúp trẻ vượt qua những khó khăn này, bố mẹ cần phải có một cách nhìn mới về kỷ luật.

Trên đây là những thông tin hữu ích về cách nuôi dạy trẻ mầm non. Chắc hẳn các ông bố bà mẹ đã có cho riêng mình cách giúp con phát triển rồi phải không nào. Ngoài ra, phụ huynh có thể tham khảo thêm những mẹo nuôi bé khác ngay tại đây nhé!

You may like